Chắc hẳn bạn nghe rất nhiều lời than vãn về việc sinh viên ra trường và nỗi lo thất nghiệp, học xong đại học rồi thất nghiệp, tốt nghiệp đại học với bằng giỏi mà vẫn thất nghiệp... Không khó để nghe nhứng lời than vãn như : em tốt nghiệp rồi mà mãi chẳng tìm được việc, hay em không tìm được công việc tốt, không tìm được việc lương bao mặc dù có bằng nọ bằng kia... Và tất cả thường đổ lỗi cho nhà trường, hoặc yếu tố khách quan nào đó mà ít khi nhìn lại mình.
>>> Xem thêm các thông tin hữu ích tại t3h.edu.vn
Có thể bạn cho rằng minh đã nỗ lực suốt những năm học đại học rồi, và minh xứng đáng có một công việc tốt, tuy nhiên, sự thật thì tấm bằng đại học không thần thánh như bạn nghĩ. Bạn có thể tìm được công việc tốt hay không tùy thuộc nhiều vào khả năng thực sự và kĩ năng của bạn, (tất nhiên cũng có cả yếu tố may mắn nữa, nhưng điều đó là ít). Vì thế, khi có bằng đại học bạn không nên có thái độ tự mãn và ngừng học hỏi. Việc bạn cần làm là giữ được thái độ “học hỏi không ngừng”.
Bạn cần phải tự phát triển rất nhiều nữa sau khi tốt nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu của công việc, và chính vì chảng còn ai dạy bạn nữa nên phải tự đề ra kế hoạch cho mình và thực hiện thôi. Sự nghiệp của bạn nằm trong tay bạn chứ không phải ai khác. Việc học tiếp – hay tiếp tục phát triển kĩ năng của mình sau khi tốt nghiệp không phải là cái gì quá cao siêu, bạn chỉ cần dành một ít thời gian rảnh rỗi mỗi ngày để học hoặc cải thiện một cái gì đó, và lặp lại mỗi ngày là được. Trong quá trình làm việc, dựa trên kinh nghiệm bản thân và tham khảo một số người thì những vẫn đề tối thiểu sau đây phải được cải thiện nếu như bạn muốn trở thành một developer đáng giá.
Design pattern: Bạn cần phải nắm được 24 mẫu thiết kế hướng đối tượng cơ bản nhất được giới thiệu bởi “Gang of four (GOF)”. Các mẫu thiết kế là những “solution” cho các tình huống cụ thể mà cộng đồng developer đã gặp phải từ cổ chí kim, vậy nên nếu các bạn muốn giải quyết các vấn đề của bạn, thì việc học các pattern – cũng là các giải pháp – đã được nghiên cứu trước là cực kì cần thiết.
(Lễ khai giảng sinh viên k32 tại T3H )
Ngoài ra, bạn phải nắm vững nguyên tắc thiết kế để code tốt hơn, đặc biệt kể đến là SOLID. Nó là một từ viết tắt của 5 nguyên tắc thiết kế mà bất cứ lập trình viên nào cũng nên tuân thủ nếu muốn code của mình rành mạch và sáng đẹp hơn. Nếu có SOLID thid code của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều ở khía cạnh dễ dàng mở rộng và bảo trì sau này.
Phát triển phần mềm là một công việc của nhóm, do vậy bạn cần trao dồi thêm kiến thức về các quy trình phát triển phần mềm: Scrum, Lean,Kanban,.... Việc nắm vững các mô hình này giúp bạn phối hợp công việc với mọi người trong team tốt hơn, và hiệu suất công việc sẽ tốt hơn.
Bạn bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách làm dự án nhỏ, sau đó kĩ năng của bạn cao hơn bạn sẽ có cơ hội phát triển các hệ thống lớn hơn. Việc phát triển hệ thống lớn khác biệt so với các hệ thống nhỏ nơi bạn có thể chỉ cần”code chạy được”. Bạn phải nắm chắc thêm các kiến thức về cách phân tích kiến trúc hệ thống và cách thiết kế kiến trúc hệ thống lớn.Các bạn có thể tham khảo trên các cuốn sách để nâng cao kiến thức của mình.
Bạn nên luyện tập thêm các kĩ thuật code như TDD( Test – Driven Development) để code được unit – test kĩ càng trước khi chuyển giao cho bộ phận QA, CI để tự động hóa nhiều công đoạn nhằm nâng cao hiệu suất toàn bộ quá trình phát triển. Thiết kế phần mềm hướng đối tượng, hướng cấu trúc,....
Bên cạnh code, bạn cũng cần phải sử dụng được các công cụ dùng để mô hình hóa chức năng và xử lí của phần mềm như : UMLs, sơ đồ cấu trúc, sơ đồ hoạt động, sơ đồ tuần tự,.... Những thứ này không thể thiếu nếu như bạn muốn phân tích và mô hình hóa tốt toàn bộ phần mềm của bạn.
Bên cạnh đó, ngoại ngữ và kĩ năng mềm là thứ không thể thiếu. 2 thứ này quan trong với tất cả mọi lĩnh vực chứ không kiêng gì IT.
Mình tin chắc rằng, nếu bạn có khả năng đủ tốt, chắc chắn bạn sẽ không thất nghiệp, thậm chí bạn có thể tìm được công việc tốt. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ thứ gì khác, chính bạn là người chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời bạn. Thế giới công nghệ luôn đổi mới và phát triển từng ngày, nếu bạn không tự cải thiện và học hỏi liên tục, thì bạn sẽ bị tụt lại phía sau. Khả năng nhanh hay chậm là tùy thuộc mỗi người, nhưng đừng đứng im một chỗ.
Khi bạn học tại đại học, cao đẳng, bạn đã được đào tạo những kiến thức cơ bản rồi. Bạn cần phải tự học và rèn luyện thêm rất nhiều điều nữa, tấm bằng chỉ có ý nghĩa là bạn đã từng được đào tạo một cách bài bản và có năng lực đẻ thực hiện điều đó. Nếu bạn muốn trải nghiệm thực tế, hay muốn rèn luyện nâng cao thêm kiến thức bản thân, hãy thử trải nghiệm tại môi trường Hệ thống CNTT T3H. Chúc các bạn thành công và sớm có công việc mơ ước.